Tiêm vắcxin là biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắcxin phòng thủy đậu là biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất để phòng bệnh. Khoảng 90% người được tiêm phòng có khả năng phòng bệnh. 10% còn lại có thể nhiễm thủy đậu nhưng mức độ nhẹ và nổi ít mụn nước so với chưa tiêm phòng. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với người bệnh trong vòng 3 ngày, trẻ em và người lớn vẫn có thể tiêm ngừa vắcxin để phát huy chức năng bảo vệ ngay sau đó.

Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra với biểu hiện là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc

Khi mắc thủy đậu, người bệnh thấy mụn nước mọc ở mặt, tay, chân, đôi khi toàn thân. Các mụn nước dễ nhiễm trùng, dẫn đến lở loét và tạo sẹo khó lành trên cơ thể. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm não, viêm màng não, viêm phổi… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, thậm chí tử vong.
Bệnh thủy đậu làm trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, gãi chỗ ngứa làm chảy máu, dễ nhiễm trùng da. Sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu nên càng dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, phụ huynh lưu ý vệ sinh sạch sẽ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám. Cần cách ly trẻ ở nhà, không nên đưa đến trường để tránh lây lan.

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng bệnh thủy đậu mùa Đông - Xuân

Để phòng bệnh, trẻ trên 12 tháng tuổi nên tiêm phòng thủy đậu, ăn uống đủ chất để tăng đề kháng, giữ gìn vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay diệt khuẩn.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, tiêm vắcxin ngừa thủy đậu là biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất. Khoảng 90% người được chủng ngừa có khả năng phòng bệnh. 10% còn lại có thể nhiễm thủy đậu nhưng mức độ nhẹ và nổi ít mụn nước so với chưa tiêm ngừa. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với người bệnh trong vòng 3 ngày, trẻ em và người lớn vẫn có thể tiêm ngừa vắcxin để phát huy chức năng bảo vệ ngay sau đó./.

                                                                                         Nguồn: KSBT tỉnh